Trang Chủ›› Tin Tức
TNO) Để thăm dò thị trường “cái chết trắng” ở VN, tập đoàn ma túy quốc tế đã điều một số người gốc Phi đến TP. Hồ Chí Minh “tiền trạm”. Những kẻ tinh quái, chuyên nghiệp và ma mãnh
>> Tập đoàn ma túy quốc tế xâm nhập TP.HCM - Kỳ 1: Đường dây 'cửu vạn' ma túy quốc tế
Người tình hờ chở Kennedy đi giao hàng (ảnh chụp từ tư liệu của công an: Nguyên Bảo)
Bóng ma
“Có thể nói Kennedy là đối tượng tội phạm nước ngoài xảo quyệt nhất từ trước đến nay mà Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47), Công an TP.HCM bắt giữ. Kennedy lúc ẩn lúc hiện như bóng ma mặc dù bề ngoài khó lẫn lộn với ai”, trung tá Ngô Thanh Liêm (Trưởng đội 6, PC47), cho biết.
Để mở rộng thị trường, tập đoàn ma túy quốc tế đã tổ chức đưa người qua tìm hiểu “thị trường” tiêu thụ ma túy ở Việt Nam để chia thị phần, và Kennedy là một trong những người nước ngoài đầu tiên làm nhiệm vụ tiền trạm bị công an bắt giữ về tội mua bán ma túy.
Đầu năm 2011, từ nguồn tin quần chúng, trinh sát Đội 6 (PC47) đã phát hiện đường dây chuyên cung cấp hàng đá cho các quận: 1, 2, 5, Gò Vấp… do một người đàn ông tên Thịnh (ngụ Q.Gò Vấp) tổ chức. Lúc bấy giờ, “hàng đá” là loại ma túy tổng hợp khá xa lạ đối với dân chơi trung lưu và rất khó tìm mua.
Từ đầu mối này, sau 2 tháng điều nghiên, trinh sát xác định Thịnh lấy hàng của một người phụ nữ thường được gọi là Mập, người này sống như vợ chồng với một người đàn ông da đen. Ngoài Thịnh, bà Mập còn cung cấp hàng cho nhiều đầu mối khác. Qua xác minh, trinh sát nhanh chóng xác định người phụ nữ tên Mập là Saphira (27 tuổi, ngụ hẻm 111 Huỳnh Văn Bánh, P.17, Q.Phú Nhuận), người đàn ông da đen sống chung là Kennedy. Hai người này sống ở khu phố Tây; thường thuê phòng ở khách sạn T.L.H trên đường Phạm Ngũ Lão, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 lưu trú.
Đầu tháng 11.2011, trinh sát đã bắt giữ Saphira cùng một số đầu mối, thu giữ 100 gram ma túy đá nhưng riêng Kennedy nhanh chân tẩu thoát. “Khi biết công an ập vào khách sạn bắt, Kennedy đã trèo qua lan can sang khách sạn kế bên, đón taxi chạy thẳng xuống xã Xuân Định, H.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai lẩn trốn”, một trinh sát của PC47, nhớ lại. Lúc lẩn trốn dưới Đồng Nai, Kennedy đã trốn vào rẫy hoang ở.
Mặc dù có tiền trong người nhưng ban ngày hắn giả điên giả khùng, cởi áo quần, lấy đất bùn bôi đầy người đi quanh chợ gần đó xin ăn; ban đêm vào rẫy leo lên cây ngủ đề phòng bị công an bắt. Sau hơn 1 tuần lẩn trốn, trinh sát đã nhận được tin báo của đồng nghiệp tỉnh bạn có một người nước ngoài gốc Phi xuất hiện ở xã Xuân Định (H.Xuân Lộc) có biểu hiện tâm thần. Chỉ có thông tin như vậy, lập tức trinh sát xuống Đồng Nai tìm hiểu nhưng sợ bắt nhầm nên theo dõi đối tượng từ xa.
Suốt một tuần, khi màn đêm vừa buông xuống là lúc Kennedy thuê xe ôm chạy từ Đồng Nai về khu phố Tây TP.TP.HCM đi lòng vòng khoảng 5 phút, thậm chí có lần hút xong một điếu thuốc rồi quay lại rẫy. Bằng biện pháp nghiệp vụ, trinh sát đã phát hiện người giả điên chính là Kennedy và bắt giữ khi đối tượng đang trần truồng giả điên xin ăn ở chợ. Ban đầu Kennedy phản ứng dữ dội không thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng trước những chứng cứ, tài liệu thuyết phục, cuối cùng Knenedy thừa nhận và khai tên thật là: Kingsley Oguchukwu (38 tuổi, quốc tịch Nigieria).
Tại trụ sở công an, bước đầu Kingsley Oguchukwu khai nhận: cùng với Saphira mua bán hàng đá này từ tháng 7.2011. Nguồn ma túy này do một người tên Nosun (khoảng 35 tuổi, quốc tịch Nigieria) đang sinh sống ở nước ngoài cung cấp…
Anthony tinh quái
Nếu Kennedy đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu thị trường tiêu thụ ma túy tại Việt Nam thì gã sinh viên Agu Destiny Anthony (34 tuổi, quốc tịch Nigeria) chuyên về lĩnh vực vận chuyển “cái chết trắng”.
Anthony xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả nhưng ba mẹ vẫn cố gắng làm lụng nuôi Anthony ăn học đến đại học. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế xã hội vào năm 2008, Anthony đã rời quê hương đến sinh sống ở Dubai, Bruney, Campuchia, Kenya…để hành nghề vận chuyển ma túy. Đến năm 2011, Anthony được điều động qua Việt Nam “tiền trạm” với ý đồ móc nối, lôi kéo phụ nữ Việt Nam vào đường dây vận chuyển ma túy cho tổ chức.
Khoảng tháng 6.2011, Anthony đã gạ gẫm được Đ.T.T.Ng (44 tuổi, ngụ Q.3, đã ly dị chồng) và sống chung như vợ chồng. Sau khi bàn bạc lên kế hoạch kỹ càng, đầu năm 2012, Anthony quay trở lại các nước cũ từng sinh sống gửi ma túy đá về cho Ng. qua đường bưu phẩm với ý định “kiểm tra” xem lực lượng chức năng Việt Nam có phát hiện không… Từ đó, Anthony đã thiết lập đường dây vận chuyển hàng đá từ Kenya sang Việt Nam, sau đó vận chuyển qua một số nước Châu Á tiêu thụ. Nhưng trong những lần vận chuyển “thí điểm” đó, Cục hải quan TP.HCM phối hợp với PC47 đã bí mật theo dõi triệt phá.
Cụ thể ngày 10.8.2012, Anthony đã gửi 50 gram ma túy đá cất giấu trong các hồ lô (vỏ bầu khô) qua đường bưu phẩm về cho Ng. Mặc dù lực lượng phối hợp đã biết có ma túy nhưng vẫn cử nhân viên giao hàng cho Ng.
Theo hướng dẫn của Anthony từ nước ngoài, Ng. đã cạy bình hồ lô mang ma túy đá đến một quán cà phê trên đường Trần Quốc Thảo (Q.3) giao cho một người nước ngoài gốc Phi, nhận tiền chuyển cho Anthony. Thấy trót lọt dễ dàng và an toàn, đầu tháng 11.2012, Anthony đã quyết định quay trở lại TP. Hồ Chí Minh trực tiếp điều hành với tham vọng sẽ vận chuyển số lượng lớn hơn.
Ngày 8.11.2012, Anthony đã yêu cầu đồng bọn ở nước ngoài gửi về địa chỉ của Ng. một bưu phẩm gồm: 2 hồ lô, 2 con ngựa bằng gỗ, 1 giỏ mây, 1 tượng bằng gỗ…cất giấu hàng trăm gram ma túy đá bên trong. Lúc đó khoảng 3 giờ ngày 19.11.2012, bà Ng. mang số bưu phẩm nói trên đến giao cho Anthony tại khách sạn H.L trên đường Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nuận thì bị trinh sát của PC47 ập đến bắt quả tang…
“Mặc dù bị bắt quả tang nhưng trong quá trình điều tra, Anthony đã liên tục thay đổi lời khai, có nhiều hành vi cản trở hoạt động điều tra và không thừa nhận bán số ma túy như trên tại VN mà chỉ khai giúp một người bạn tên John ở Kenya vận chuyển ma túy để bán tại Indonesia 2 lần… Tên này tỏ ra rất xảo quyệt, tinh quái. Lúc hắn nói tiếng Anh, lúc hắn nói tiếng bản địa làm trinh sát và phiên dịch mệt mỏi, ghi không biết bao nhiêu lời khai hắn mới chịu ký. Đó là thủ đoạn mà tội phạm người nước ngoài thường sử dụng để đối phó với trinh sát. Hai chuyên án nói trên là chuyên án đầu tiên mà PC47 triệt phá bắt được cả người nước ngoài liên quan đến vận chuyển, tiêu thụ ma túy”, một lãnh đạo của PC47, chia sẻ.
Theo nhận định của cơ quan công an, nguồn ma túy được vận chuyển vào VN qua đường hàng không chủ yếu từ 3 khu vực phức tạp nhất trên thế giới về sản xuất ma túy, đó là: vận chuyển cocain từ khu vực Nam Mỹ; vận chuyển ma túy đá từ khu vực Trăng lưỡi liềm vàng và vận chuyển heroin từ khu vực Tam Giác Vàng. Đa số các vụ bắt giữ đều liên quan đến các đường dây tội phạm ma túy gốc Phi thuê người vận chuyển từ khu vực Trăng lưỡi liềm vàng và Nam Mỹ vào VN để đi nước thứ 3 hoặc các đường dây vận chuyển ma túy, tiền chất từ VN đi Úc, Đài Loan. Cơ quan công an cũng xác định được đường đi của “cái chết trắng” qua đường hàng không sân bay Tân Sơn Nhất như: tuyến nhập từ Châu Phi và các nước Nam Mỹ sẽ quá cảnh Doha, Thái Lan, Philippine…về VN; tuyến xuất chủ yếu từ VN - Úc, VN - Trung Quốc, VN - Đài Loan.
Trong một cuộc họp mới đây, thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, thẳng thắn nhìn nhận: “Hoạt động trung chuyển ma túy là vấn đề mà trước đây nhiều năm chúng ta không dám thừa nhận. Nhưng bây giờ đã đến lúc phải nhìn thẳng vô sự thật để phòng chống đấu tranh”.
Theo ông Minh, chúng ta có người nghiện, có người sử dụng ma túy nên có hoạt động mua bán ma túy. VN nằm kế khu vực Tam Giác Vàng - một trong những trung tâm sản xuất ma túy lớn của thế giới do vậy hoạt động trung chuyển ma túy càng nở rộ. Nếu chúng ta có xử lý triệt để người nghiện đi chăng nữa thì hoạt động trung chuyển ma túy của các băng nhóm xuyên quốc gia vẫn tiếp diễn. Chúng ta đã ngăn chặn được việc tổ chức tội phạm lợi dụng phụ nữ VN vận chuyển ma túy nhưng họ quay sang thuê phụ nữ nước ngoài vận chuyển vì sân bay của mình quản lý kém hơn, trang thiết bị phát hiện kém hơn so với sân bay của các nước khác.
“Do ma túy vận chuyển từ Tam Giác Vàng vào VN gần nên giá ma túy khá mềm. Giá ma túy ở Myanmar, Lào, Campuchia tầm khoảng 2.000 - 3.000 USD/bánh khi mang về đến VN có thể tăng lên từ 10.000 – 12.000 USD/bánh nhưng đến Úc: giá 45.000 – 50.000 USD/bánh, Đài Loan: 35.000 – 40.000 USD/bánh. Cho nên đa số ma túy được đưa về VN đều trung chuyển qua nước thứ 3 tiêu thụ”, một cán bộ hải quan của Cục hải quan TP.HCM cho biết.
Bệnh nhân chết sau khi rời khỏi phòng khám tư, người nhà nghi ngờ bị sốc thuốc, sốc nước biển nên yêu cầu bác sĩ lo trọn tiền ma chay. Sau khi đồng ý, bác sĩ âm thầm báo công an
Chị Nguyễn Thị Bích Chi (38 tuổi; quê Trà Vinh; tạm trú phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) mất đã 3 ngày nay. Theo cáo phó, lẽ ra 7 giờ ngày 14-4, chị đã được đưa đi an táng. Tuy nhiên, việc này bị dừng đột ngột vì chồng chị và một số người nhà phải trình diện cơ quan công an để cung cấp lời khai liên quan đến hành vi lấy tiền tại phòng khám nội tổng hợp của bác sĩ (BS) Vũ Đình Hòe ở phường Hòa Lợi.
Hứa cho tiền ma chay rồi báo công an
Tới đám tang, nhiều người rơi nước mắt trước cảnh chị Chi ra đi đột ngột để lại 3 đứa con, trong đó nhỏ nhất chỉ mới 2 tuổi. Người dự đám tang kể chị Chi và chồng từ miền Tây lên Bình Dương làm thuê gần 20 năm nay mà chưa cất được nhà. Khi chị chết, không có chỗ đặt hòm nên phải mượn nhờ nhà người bà con ở phường Hòa Lợi để tổ chức tang lễ.
Hai đứa con của chị Nguyễn Thị Bích Chi buồn khóc vì thấy mẹ “vắng nhà lâu không về”
Theo người thân của chị Chi, cách đây chưa lâu, chị phải điều trị tại Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bình Dương vì nghi rối loạn tiền đình. Do thiếu tiền nên vài hôm, chồng chị là anh Trần Thanh Tuấn (41 tuổi, công nhân) phải cho vợ “trốn viện” về nhà trọ. Sáng 11-4, chị Chi trở mệt nên được anh Tuấn đưa đến phòng khám của BS Vũ Đình Hòe. Sau đó, anh Tuấn đi làm.
Lúc anh Tuấn đến phòng khám đón vợ thì thấy chị Chi yếu dần, nôn ói, tiểu trên giường rồi bất tỉnh. BS Hòe đã gọi taxi, đưa 500.000 đồng cho anh Tuấn làm chi phí chở vợ đến BV Đa khoa tỉnh Bình Dương. Tại đây, các BS khẳng định “bệnh nhân không thể cứu được nữa” và “có một khối u trong não”!
Sau khi đưa chị Chi về lo mai táng, do nghi ngờ cái chết của chị có liên quan đến phòng khám của BS Hòe nên gia đình đã đến yêu cầu hỗ trợ tiền để lo đám tang. Theo người nhà, ban đầu, BS Hòe đưa 4,5 triệu đồng. Tuy nhiên, do phía trại hòm đòi chi phí khoảng 18 triệu đồng nên gia đình lại đến phòng khám trả 4,5 triệu đồng cho ông Hòe và nhờ hỗ trợ số tiền lớn hơn. BS Hòe đồng ý và hẹn 15 giờ ngày 13-4, đến phòng khám nhận tiền. Đúng hẹn, anh Tuấn và một người thân đến nhưng vừa nhận tiền thì công an phường ập vào “mời về trụ sở làm việc”.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về lý do yêu cầu BS Hòe đưa tiền, anh Tuấn cho rằng phòng khám của BS Hòe có lỗi là tiêm thuốc và vô nước biển trong lúc vợ anh chưa ăn uống gì nên bị “sốc”. Tuy nhiên, anh Tuấn cũng nói: “Không phải tôi muốn bồi thường. Tôi chỉ muốn BS phụ giúp gia đình thôi. Tôi xin BS vì tôi còn có con nhỏ”.
“Kẹt quá nên đồng ý”
Ngày 14-4, ngoài người nhà của chị Chi, BS Hòe cũng phải làm việc với điều tra viên tại trụ sở Công phường Hòa Lợi. Vụ việc có tính chất phức tạp nên thượng tá Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Công an thị xã Bến Cát, phải về phường Hòa Lợi trực tiếp chỉ đạo giải quyết.
Trao đổi với phóng viên tại trụ sở công an, BS Hòe xác nhận có khám cho chị Chi và thấy nạn nhân bị nôn ói, đau đầu dữ dội. Tuy nhiên, vị BS đã về hưu này cho rằng lúc đó mình “khám không kỹ” vì bận phải “đi nhậu”. BS Hòe khẳng định mình không hề tiêm thuốc hay truyền nước biển cho bệnh nhân Chi. Khi phóng viên hỏi nếu không có lỗi tại sao đưa 500.000 đồng, sau đó lại đưa 4,5 triệu đồng cho người nhà chị Chi thì BS Hòe khẳng định mình chỉ đưa vài trăm ngàn đồng để bệnh nhân đi taxi đến BV, ngoài ra không có việc đưa 4,5 triệu đồng.
Về việc báo công an, BS Hòe kể: “Hôm đó, nó (người nhà chị Chi - PV) nói với tôi là trước mắt phải hỗ trợ đám tang. Tôi hỏi là hỗ trợ bao nhiêu thì nó nói là khoảng 20-30 triệu đồng. Lúc đó, kẹt quá mình không biết làm sao nên mới đồng ý, sau đó thì báo công an”. Khi được hỏi mục đích báo công an, ông Hòe nói: “Để bắt nó vì tôi đâu có làm gì mà nó tống tiền”.
Khi được hỏi người nhà chị Chi hăm dọa, tống tiền như thế nào, ông Hòe chỉ bảo: “Nói chung họ không có la lối nhưng hăm dọa rằng tôi sẽ đưa anh ra pháp y, rằng anh chích làm chết giữa đường, giờ anh nói vậy là không có trách nhiệm. Nói chung họ đưa mình vào thế khó”.
Khi phóng viên đề cập đến chuyện chị Chi mất, 3 đứa con bơ vơ trong cảnh nghèo và đặt vấn đề với BS rằng trước khi quyết định báo công an thì ông có khuyên nhủ gia đình hay hù để họ không đòi thêm tiền, ông Hòe bảo: “Tôi không nói gì hết”!
Nhận 30 triệu đồng, không khiếu nại
Từ sáng đến chiều 14-4, nhiều cơ quan báo chí có mặt tại Công an phường Hòa Lợi để theo dõi diễn tiến vụ việc. Rốt cuộc, lãnh đạo Công an thị xã Bến Cát cho biết hôm 13-4, công an phường chỉ mời người nhà chị Chi về trụ sở để làm rõ sự việc chứ không hề bắt bớ. Hiện phía gia đình chị Chi và BS Hòe đã thương lượng, hòa giải xong. Do gia đình không muốn khám nghiệm tử thi chị Chi nên cơ quan điều tra không thực hiện.
Trao đổi với báo chí, anh Trần Thanh Tuấn xác nhận đã chấp thuận hòa giải để nhận 30 triệu đồng từ ông Hòe và phải ký vào đơn “không yêu cầu giải quyết vụ việc”. Nội dung đơn này có đoạn: “Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, không đổ lỗi cho BS Hòe và không thắc mắc khiếu nại về sau”. Tuy nhiên, anh Tuấn cũng thừa nhận với phóng viên để được trao tiền, mình phải cam kết theo ý của BS Hòe.
(NLĐO)- Một người phụ nữ ở Nam Định bất ngờ sang nhà hàng xóm, đồng thời có họ hàng gần với mình cầm dao truy sát cả nhà khiến 3 bà cháu, trong đó 2 bé trai 8 và 3 tuổi, bị chém chết tại chỗ và 1 người bị thương.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ thảm án khiến 3 bà cháu cùng chết thảm
Vụ thảm án rúng động trên xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 11-4, tại xóm 3, xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nhiều người dân sống cạnh nhà nạn nhân cho biết vào khoảng 10 giờ sáng ngày 11-4, bà Mai Thị Vóc (SN 1975, hàng xóm gần nhà, là họ hàng với gia đình chị Nguyễn Thị Thơm và anh Đỗ Văn Kiên), sang nhà anh Kiên hỏi đứa con trai của mình là Đỗ Văn Trưởng (SN 2008), thường ngày hay chơi với 2 đứa con anh Kiên là cháu Đỗ Thành Đạt (SN 2007) và Đỗ Công Minh (SN 2012).
Lúc này, vợ anh Kiên là chị Thơm đang ở nhà có trả lời không thấy Trưởng sang bên này chơi. Bất ngờ, bà Vóc lao thẳng vào nhà anh Kiên lấy một con dao dài khoảng 40 cm xông ra chém tới tấp vào người chị Thơm, cháu Đạt, cháu Minh.
Chị Thơm tránh được nhát chém chí mạng của bà Vóc đã la hét kêu cứu. Nghe tiếng chị Thơm, anh Kiên và mẹ là bà Ngọc trong nhà chạy ra can ngăn thì bị bà Vóc cầm dao truy sát.
Do vụ việc diễn ra quá nhanh, chỉ trong khoảng 10 phút khiến bà Ngọc và 2 cháu Đạt, Minh bị chém nhiều nhát vào người, tử vong tại chỗ. Còn anh Kiên bị chém vào đùi và mặt. Chị Thơm may mắn không bị thương.
Nghe tiếng hô hoán của anh Kiên, nhiều người dân đã chạy tới. Nhiều người liều mình xông vào tước dao khống chế được bà Vóc.
Khoảng 30 phút sau vụ thảm án, Công an xã Hải Tân và Công an huyện Hải Hậu đã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc. Chiều cùng ngày, đội pháp y Công an tỉnh Nam Định đã tiến hành khám nghiệm tử thi các nạn nhân bịchém chết.
Chị Nguyễn Thị Thơm cho biết giữa gia đình chị và hung thủ Mai Thị Vóc không hề có va chạm gì lớn.
Rất đông người dân kéo đến hiện trường vụ người đàn bà hàng xóm chém chết 3 bà cháu
Được biết, bà Mai Thị Vóc có chồng và 4 con đều đang đi học. Cả 2 vợ chồng bà Vóc đều làm nông nghiệp. Không chỉ là hàng xóm, bà Mai Thị Vóc còn là anh em họ hàng rất gần với gia đình nạn nhân.
Theo người dân và gia đình nạn nhân, kể từ ngày mẹ chồng mất, bà Vóc có biểu hiện không bình thường, hay chửi bới la hét chồng con và những người xung quanh.
Vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã khiến hàng ngàn người dân đổ xô tới hiện trường. Ai cũng bàng hoàng trước vụ thảm án và bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của 3 bà cháu.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan Công an tỉnh Nam Định điều tra, làm rõ.
Tuấn Minh
NLĐO)- Dù đã làm đơn nghỉ việc ba năm nhưng một phó giám đốc của Trung tâm Học tập cộng đồng phường Diên Hồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai vẫn có tên trong danh sách nhận lương và bị người khác... "nhận giùm"
Chiều 16-4, ông Huỳnh Duy Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Học tập cộng đồng phường Diên Hồng phản ánh với Báo Người Lao Động về việc ông phát hiện tên mình vẫn còn trong bản danh sách nhận lương của phường, dù đã nghỉ việc gần 3 năm.
Ông Huỳnh Duy Nghĩa (bên trái) phản ánh việc nghỉ việc nhưng vẫn có tên nhận lương
Ông Nghĩa cho biết năm 2009, ông được UBND phường Diên Hồng bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội khuyến học kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Học tập cộng đồng phường Diên Hồng. Đến cuối tháng 11-2012, vì nhiều lý do ông Nghĩa làm đơn xin nghỉ việc gửi 2 đơn vị trên, đồng thời báo cáo trực tiếp đến 2 lãnh đạo thời điểm này là bà Dường Thị Thu Phương, Bí thư Đảng ủy và ông Nguyễn Trọng Hoàng, Chủ tịch UBND phường Diên Hồng.
Tuy nhiên mới đây, ông Nghĩa phát hiện mình vẫn có tên trong danh sách nhận lương của phường Diên Hồng. Ngay sau đó, ông gửi đơn kiến nghị yêu cầu làm rõ ai đã ký nhận và đề nghị thu hồi số tiền trả cho nhà nước, xử lý người vi phạm.
Cũng theo ông Nghĩa, sau khi làm đơn gửi cơ quan chức năng, kế toán trưởng của phường Diên Hồng đã yêu cầu ông viết ký nhận, sau đó chuyển số tiền này làm từ thiện nhưng ông không đồng ý. “Tôi yêu cầu trả lời cụ thể bằng văn bản và hướng xử lý ra sao. Số tiền không lớn nhưng là danh dự của tôi” - ông Nghĩa nói.
Ông Vũ Tiến Anh, Chủ tịch UBND phường Diên Hồng, xác nhận việc ông Nghĩa nghỉ việc gần 32 tháng nhưng tiền lương vẫn được chi trả tại phường là có thật. Hiện phường đã yêu cầu các cá nhân liên quan viết bản tường trình, sau đó sẽ xử lý vi phạm, hoàn trả tiền cho nhà nước.
16/04/2015 23:31
Một cơ trưởng và một tiếp viên của Vietnam Airlines (VNA) vừa bị bắt tại Hàn Quốc vì bị tình nghi buôn lậu 6 kg vàng, trị giá khoảng 300.000 USD.
Phi công, tiếp viên của Vietnam Airlines buôn lậu, đây không phải là vụ đầu tiên.
Người Việt Nam đã từng lấy tay che mặt khi đọc tin nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc của Vietnam Airlines bị bắt tại Tokyo (Nhật Bản) vì bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá 125.000 yen. Cảnh sát Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc không lạ gì việc nhân viên hàng không của Vietnam Airlines buôn lậu. Chưa kể, có nhiều vụ nhân viên Vietnam Airlines buôn lậu hàng qua cửa khẩu, bị bắt tại Việt Nam.
Dân gian thường nói một câu chua chát để biểu thị cho những việc làm quá xấu hổ, đó là: “Đẹp mặt chưa?”.
Quá “đẹp mặt” đi chứ, khi cả thế giới biết đến những vụ buôn lậu do cơ trưởng, tiếp viên của một hãng hàng không quốc gia của Việt Nam thực hiện. Cảnh sát các nước còn cho rằng đây không phải là những vụ riêng lẻ mà có cả đường dây buôn lậu qua đường hàng không. Khỏi có chối cãi cho mệt, tháng 9-2013, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn của Vietnam Airlines bị an ninh sân bay Nội Bài phát hiện mang 50 điện thoại iPhone 5S từ Paris (Pháp) về nhưng không khai báo. Tiếp viên Thái Anh Tiến bị khởi tố vì có hành vi buôn lậu hàng điện tử và ngoại tệ năm 2011 từng gây xôn xao dư luận vì liên quan đến người mẫu Vĩnh Thụy.
Phi công, tiếp viên là lao động có thu nhập tương đối cao so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội nhưng nhiều người trong số họ đã không bằng lòng với cái mình có, lòng tham đã kéo họ vào những phi vụ làm ăn bất chính. Tiếp viên được phân công cho bay nước ngoài, đến các thành phố tập trung nhiều xa xỉ phẩm có thể “đánh” về Việt Nam như Paris, Tokyo, Sydney... coi như là “trúng mánh”. Tất nhiên, muốn bay được những tuyến này không dễ...
Từ vựng tiếng Việt gần đây đã có thêm cụm từ mới: “hàng xách tay”. Có lẽ các nhà biên soạn tự điển chưa kịp đưa vào sách nhưng nếu có thì phải chú thích một trong những nghĩa của cụm từ “hàng xách tay” là “buôn lậu qua đường hàng không”. Ở Hà Nội có cả một khu dân cư chuyên bán “hàng xách tay”. Có ai biết được trong vô số hàng hóa đó có bao nhiêu hàng là không phải buôn lậu. Sự tồn tại của cái chợ “hàng xách tay” này cho thấy không phải một mà nhiều đường dây làm ăn phi pháp.
Vietnam Airlines đã để cho nhân viên của mình tự tung tự tác, hết vụ này bị bắt đến vụ khác bị phát hiện. Vietnam Airlines không kiểm soát được nhân viên thì Cục Hàng không Việt Namphải có biện pháp chấn chỉnh. Những vụ cơ trưởng, tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt giữ vì liên quan đến buôn lậu không chỉ làm xấu mặt một hãng hàng không quốc gia mà tổn hại đến hình ảnh đất nước.
Người Nhật, người Hàn đã từng treo biển ghi bằng tiếng Việt với nội dung cảnh báo người Việt Nam không được trộm cắp. Đừng để một ngày nào đó họ viết thông cáo bằng tiếng Việt, cảnh báo phi công và tiếp viên Việt Nam không được buôn lậu!