Trang Chủ›› Tin Tức
PLO) - Luật sư Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC cho rằng con dấu gây nên nhiều hệ lụy, lãng phí cho doanh nghiệp, và là một sự lạc hậu của Việt Nam so với thế giới, đã đến lúc Nhà nước phải chấm dứt sự tồn tại của con dấu tại doanh nghiệp.
Trong thời gian gần đây, một vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm là nên hay không nên bỏ con dấu. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Tôi cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần chấm dứt sự tồn tại của con dấu. Đây là tư duy cũ, trong khi thế giới đã thay đổi rất lâu rồi. Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới thì hiện nay trên 110 quốc gia đã bỏ yêu cầu phải có con dấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Xu hướng bỏ con dấu này càng ngày càng rõ. Họ cũng chỉ làm cái việc là trả lại giá trị pháp lý ràng buộc doanh nghiệp cho chữ ký của người đại diện hợp pháp nhân danh doanh nghiệp.
Chẳng nói đâu xa ở ngay các nước láng giếng của chúng ta thôi. Nhiều nước cũng đã bỏ con dấu rồi. Ở Singapore chẳng hạn, người ta thành lập doanh nghiệp qua mạng, chỉ mất mấy phút đồng hồ, tốn kém chỉ 1 đô la tiền truy cập internet và cứ thế là hoạt động chứ đâu phải mất thêm cả tuần cho mỗi việc đi đăng ký và khắc dấu doanh nghiệp. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì như hiện nay thì rõ ràng vừa làm mất đi cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, vừa tạo ra gánh nặng quản lý và lãng phí.
Nhưng đó là ở nước ngoài. Còn Việt Nam, người dân và doanh nghiệp đã quen với việc phải có cả chữ ký và con dấu thì một quyết định mới có hiệu lực. Dường như việc yêu cầu cả 2 điều này cũng góp phần tăng độ tin cậy của văn bản lên?
- Tôi cho rằng, không thể xem con dấu là một yêu cầu bắt buộc phải có để văn bản đã ký bởi người đại diện hợp pháp, nhân danh doanh nghiệp có hiệu lực được. Tư duy xem con dấu là một yêu cầu bắt buộc như trong các văn bản pháp luật đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam vô hình trung đã trao giá trị đại diện cho doanh nghiệp, dù không toàn bộ, cho con dấu rồi. Đây không chỉ là lối tư duy cũ mà theo tôi còn có sự nhầm lẫn khái niệm, gây phiền toái và tốn kém cho doanh nghiệp.
Trong quan điểm của ông, dường như sự tồn tại của con dấu gây ra quá nhiều hệ lụy?
- Qua hơn 15 năm hành nghề luật sư, tôi đã gặp rất nhiều tình cảnh nực cười mà tôi cứ phải cố giải thích cho các đối tác nước ngoài. Họ cứ ngạc nhiên là tại sao họ gặp ông giám đốc doanh nghiệp để có chữ ký của ông ta rồi mà cứ phải chờ lấy dấu. Có trường hợp chờ mấy ngày vì cô văn thư giữ chìa khóa tủ dựng dấu đi vắng. Thế mới thấy ở ta lạc hậu như thế nào.
Hệ quả của lối tư duy nhầm lẫn này là nếu không có con dấu thì doanh nghiệp không thể hoạt động được, dù là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có ra quyết định như vậy. Các vụ việc đình trễ hoạt động của doanh nghiệp kéo dài nhiều năm do tranh chấp chiếm dụng con dấu gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp là minh chứng rõ ràng cho điểm bất hợp lý này.
Hệ quả thứ hai mà tôi cho rằng cũng rất lớn là tạo cho người tham gia giao dịch tin vào giá trị đại diện doanh nghiệp của con dấu hơn là chữ ký người đại diện. Nhiều khi người ta chỉ nhìn vào việc đã đóng dấu chưa mà không quá quan tâm đến ai đã ký văn bản đó. Điều sai lầm ở đây chính là con dấu đâu có thay mặt cho người đại diện hợp pháp được. Kiểm soát sự tin tưởng đại diện đó không được thành ra lại đổi hết lên trên vai cơ quan quản lý nhà nước về con dấu, mà điều này lại không có gì đảm bảo cả. Hiện tượng làm giả con dấu, dễ dàng lừa gạt đối tác gây ra những hậu quả rất lớn trong những năm qua cho thấy rõ sự bất cập này.
Cũng cần nói thêm giờ đã là thời đại điện tử và công nghệ rồi. Sẽ không ai cứ phải khư khư mang con dấu để đi đóng vào các giao dịch. Nếu buộc phải có con dấu thì giao dịch đâu thể thực hiện được nữa. Chẳng nhẽ giao dịch điện tử được ký bởi chữ ký điện tử không có dấu vẫn có hiệu lực trong khi giao dịch giấy lại phải có dấu mới có hiệu lực.
Vậy theo ông, nếu bỏ con dấu, làm thế nào để tăng tính tin cậy trong các văn bảo giao kết của doanh nghiệp?
- Tôi nghĩ, mọi người cần phải hiểu rõ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mới là người thay mặt, nhân danh doanh nghiệp đó ký các giấy tờ giao dịch với chủ thể khác, tạo sự ràng buộc pháp lý của giấy tờ giao dịch đó đối với doanh nghiệp mà người ký nhân danh. Nói cách khác, đã có chữ ký của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì đồng nghĩa với văn bản đã ký đó phát sinh giá trị pháp lý ràng buộc doanh nghiệp rồi. Bản thân con dấu không thể thay cho người đại diện của doanh nghiệp được.
Câu chuyện cần giải quyết ở đây là nâng cao cơ chế để xác thực được chữ ký của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Vấn đề này có thể xử lý bằng nhiều cách, từ việc buộc đăng ký chữ ký mẫu và công khai chữ ký mẫu, cho đến áp dụng công nghệ chữ ký điện tử. Đồng thời phải quy định chế tài thật nghiêm khắc trong việc giả mạo chữ ký.
Thủ đoạn: "dắt nhầm xe","mất vé xe"
Bọn chúng vào bãi gửi xe và lân la nói chuyện với người nhận trông xe (ví dụ hỏi thăm địa chỉ...) để gây ấn tượng cho chủ nhân trông xe. Sau đó chúng cố tình chọn để cạnh những chiếc xe nào gần giống chiếc xe của chúng. Chỉ một thời gian ngắn sau, với vô vàn lý do chúng vội quay ra nơi gửi xe để bẻ khoá, dắt luôn chiếc xe gần giống chiếc xe của mình, nếu người trông xe nhận ra chúng sẽ khéo léo xin lỗi vì bị “dắt nhầm xe”. Còn nếu trót lọt chúng sẽ cho một đồng bọn cầm đầy đủ giấy tờ chiếc xe đã gửi vào lấy xe với lý do mất vé.
Thủ đoạn: làm vé giả
Bọn chúng cũng đóng vai là khách gửi xe để lấy mẫu vé của các địa điểm trông xe (những loại vé làm cẩu thả, đơn giản rất dễ bị chúng làm giả). Sau khi đã có vé giả chúng chỉ việc chọn những chiếc xe nào sơ hở như: xe không có khoá hay khoá dễ mở để đưa vé giả rồi lấy xe trong bãi ra...
Thủ đoạn: ghi thêm vào vé xe, trên thân xe
Do người đánh dấu trên thân xe sơ hở, làm vé đơn giản nên bọn gian có thể thay đổi số được ghi trên vé, hoặc dấu đánh trên thân xe: ví dụ: số 33 có thể ghi thành 533, 332 hay 335...Chúng lấy vé đã ghi (hoặc xoá bớt) thêm số để chọn xe trùng với số vé giả để lấy, hoặc lấy vé thật để trộm xe đã được tẩy số cho trùng với vé thật để lấy xe tốt và bỏ xe cũ kém hơn để lại. Hoặc chúng mang xe đạp vào gửi nhưng bỏ lại để lấy xe máy ra.
Thủ đoạn: thay biển giả
Với các địa điểm trông xe mà cẩn thận ghi cả biển số xe vào vé, chúng sẽ đổi biển hoặc ghi thêm biển số vào vé xe để chiếm đoạt xe. Gần đây chúng đã dùng băng dính 2 mặt để lấy biển số xe đã vào gửi gắn chồng lên biển số xe định chiếm đoạt rồi bỏ lại xe xấu hơn ở lại bãi. Với những xe chưa có biển chúng càng dễ dàng lấy biển khác gắn tạm thời để che mắt người chủ trông xe.
Thủ đoạn: Đóng vai là khách gửi xe
Bọn chúng thường đóng vai là những học sinh đi học ngoại ngữ ở các trung tâm ngoại ngữ và cũng đi học một vài buổi để thăm dò. Những ngày đi học đó, chúng quan sát và bắt quen với bạn học có xe máy. Lợi dụng sơ hở của họ trong các giờ ra chơi (nhất là các chủ xe là chị em phụ nữ thường để chìa khoá xe và vé xe trong túi xắc, khi nghỉ giải lao được bọn chúng mời đi uống nước đã sơ ý không cầm túi đi theo) chúng đã lấy cắp chìa khoá và vé gửi xe, sau đó đưa cho đồng bọn vào lấy xe ở bãi một cách bình thường mà chủ xe không hề phát hiện và nghi ngờ cho ai được. Tinh vi và xảo quyệt hơn, chúng có thể lấy trộm mẫu chìa khoá từ hôm trước để hôm sau mới lấy trộm vé. Thủ đoạn không có gì mới mẻ song rất nhiều người đã bị chúng lừa lấy mất xe, nhất là chị em phụ nữ.
Thủ đoạn: Đóng vai là chủ nhận trông giữ xe
Chúng thường xuất hiện ở các bãi gửi xe lúc đông khách nhất, hoặc khi mọi người đang vội (ví dụ rạp xiếc, bãi chiếu phim, nơi biểu diễn văn nghệ... sắp đến giờ đóng cửa). Lợi dụng những người gửi xe đang vội vàng, chúng đóng giả như những người nhận coi giữ xe tại bãi, đón khách ngay ngoài cửa bãi gửi xe. Chúng yêu cầu chủ xe không cần phải khóa cổ, rồi chúng cũng đưa cho chủ xe những tấm vé giả. Chờ cho chủ các phương tiện đã quay đi, chúng dắt xe giả vờ như vào bãi nhưng thực ra là chờ cho chủ xe đi khuất chúng sẽ chiếm đoạt luôn.
Cũng có khi chúng tự lập ra các bãi gửi xe rồi chiếm đoạt xe của khách luôn - khi khách quay ra thì đã mất cả xe lẫn người trông xe.
Thủ đoạn: làm hỏng xe của khách
Đây cũng là một trong những thủ đoạn cướp xe của bọn tội phạm. Bọn chúng thường nhằm vào chị em phụ nữ để tấn công, thủ đoạn của chúng như sau:
Bọn chúng gồm nhiều tên, đóng giả làm khách gửi xe vào bãi gửi xe để tìm cách khoá xăng, rút Bu- ri của những xe mà chủ của nó là phụ nữ. Khi chủ xe vào dắt xe ra để nổ máy, nhưng không thể nào nổ được (với những xe bị tháo nắp bu-ri) thì bọn chúng xuất hiện, đến giả đò sửa giúp. Khi đã ngồi sẵn lên yên xe chúng nhanh chóng nổ máy và tẩu thoát. Để chống lại sự truy bắt, bọn chúng đã bố trí sẵn vài ba tên đóng giả làm xe ôm, khách đi đường cùng hô hoán đuổi theo nhưng thực ra là che chắn cho đồng bọn nhanh chóng tẩu thoát.
Còn với những xe bị khoá xăng, đi được một đoạn sẽ bị chết máy. Khi chủ xe đang loay hoay không biết thế nào, thì chúng xuất hiện kịp thời và lại sẽ diễn trò sửa xe giúp để cướp xe.Không chỉ tại các bãi gửi xe mà ở bất kỳ chỗ nào khi bạn sơ ý chúng cũng có thể giở thủ đoạn này để cướp mất xe.
Nói chung khi mất xe thì cả chủ nhận trông xe và khách gửi xe đều thiệt thòi vì khó có thể định gía tài sản mất để đền bù cho thoả đáng. Vì vậy các cụ đã dạy "cẩn thận vẫn hơn", muốn vậy cần lưu ý một số điểm sau đây:
Đối với người trông giữ xe
1. Về bãi trông xe, chỉ nên có hai lối, một lối nhận, một lối trả xe riêng biệt, tránh lộn xộn ra vào cùng một cửa.
2. Hãy làm vé cẩn thận, đừng vì vội vàng mà làm những tờ vé quá đơn giản: dễ tẩy xoá, dễ nhàu nát. Với các điểm trông xe tập thể, cơ quan nên đóng dấu cơ quan, có chữ ký và ảnh của người trông xe, sau đó đem ép Plasstic. Hạn chế việc dùng các loại vé: làm bằng nhôm đục lỗ, miếng mi ca... vì những vé đó rất dễ làm giả.
3. Khi giao xe hãy quan sát kỹ, đối chiếu số ghi trên thân xe với vé. Nếu thấy bất thường hãy kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và những giấy khác để có giải pháp phân biệt ngay, gian.
4. Hãy lập biên bản và lưu ý địa chỉ những người mất vé xe. Hoặc chờ đến cuối ngày nếu không có hiện tượng lạ xảy ra mới trao trả xe. Nếu địa chỉ không rõ ràng hãy đề nghị cơ quan Công an can thiệp.
5. Thay thế ngay những tờ vé cũ, nhàu nát. Kiểm tra thường xuyên vé trong ngày để tìm ra những tờ vé giả mà bọn gian “thử” thăm dò.
6. Không nhận thêm xe nếu bãi đã chật, hay làm thêm vé khi đã hết vé, vì những địa điểm gửi thêm, vé làm thêm rất dễ bị kẻ gian lợi dụng.
7. Hãy đánh dấu “đặc biệt” vào trong tờ vé của mình, sự đánh dấu đó người ngoài khó có thể phát hiện được mà chỉ có những người có trách nhiệm trông giữ xe mới biết. Không nên nhờ người khác trông giúp xe nhất là khi trả xe. Khi mất xe dù tốt hay xấu cũng nên báo công an để có biện pháp ngăn chặn và đấu tranh kịp thời.
Đối với phía khách gửi xe
Ngoài sự cảnh giác của chủ trông xe thì về phía khách gửi xe cũng nên lắp thêm các thiết bị khoá an toàn, khi gửi xe nên khóa cẩn thận. Và, khi xe đã được khoá hãy giữ gìn chìa khoá, vé xe cẩn thận nếu có điều kiện hãy “để mắt” tới xe của mình kể cả khi đã gửi trong bãi.
In trang này Gửi bài này
Lợi dụng sự chủ quan, mất cảnh giác của bảo vệ trông giữ xe máy, nhiều đối tượng đã dùng băng dính 2 mặt dán chồng biển kiểm soát giả lên biển kiểm soát thật để trộm cắp xe máy.
Vũ Mạnh Thắng và một số tang vật liên quan
Vào lúc 8h30 ngày 26-3, bảo vệ trông giữ xe tại bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an trên địa bàn xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội phát hiện 1 nam thanh niên đang loay hoay bên chiếc xe máy Honda nhãn hiệu SH có dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện đối tượng đang dùng vam phá khóa điện chiếc xe này. Ngay sau đó, đối tượng nói trên là Vũ Mạnh Thắng (SN 1982), trú tại thôn Hương Nam, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã bị bắt giữ. Quá trình kiểm tra trong người Thắng, lực lượng bảo vệ còn thu giữ thêm một số vam phá khóa và giấy đăng ký xe máy mang tên nhiều cá nhân khác nhau.
Tại cơ quan công an, bước đầu đối tượng khai nhận, để có tiền ăn chơi đã lên kế hoạch trộm cắp xe máy tại các bãi gửi xe. Trước khi gây án, Thắng đã đến khu vực chợ Hòa Bình mua 2 vam phá khóa và 1 cuộn băng dính 2 mặt. Sáng 26-3, đối tượng đi xe máy BKS: 29V-5697 đến bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. Sau khi gửi xe, phát hiện chiếc xe máy SH của ông Nguyễn Trọng H (SN 1948), trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội cũng đang gửi trong bãi, Thắng đã tháo biển kiểm soát chiếc xe máy mình đang đi gắn băng dính 2 mặt rồi dán chồng lên biển kiểm soát chiếc xe của ông H. Trong lúc dùng vam phá khóa điện chiếc xe để trộm cắp thì bị lực lượng bảo vệ ở đây phát hiện.
Quá trình điều tra, Cảnh sát hình sự - CAH Từ Liêm còn làm rõ, chiếc xe máy Thắng đang sử dụng không có giấy tờ và BKS: 29V-5697 gắn trên chiếc xe này cũng là biển giả. Được biết, Vũ Mạnh Thắng là đối tượng đã có 2 tiền án về tội danh tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp mà có đã bị Tòa án nhân huyện Hoài Đức và TP Việt Trì xử tổng cộng 60 tháng tù.
Theo điều tra viên thụ lý vụ án cho biết, đây là thủ đoạn mới của tội phạm trộm cắp xe máy. Trước đó, trong khoảng thời gian đầu tháng 3-2012, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông cũng bắt giữ một ổ nhóm gồm 6 đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp xe máy SH tại các điểm gửi xe trên địa bàn Hà Nội bằng thủ đoạn dán chồng biển kiểm soát giả lên biển kiểm soát “xịn” để trộm cắp. Nhằm hạn chế loại tội phạm gây án này, các điểm trông giữ xe có quy mô lớn cần tăng cường lực lượng bảo vệ; ngoài việc ghi vé, thu tiền, kiểm tra khách gửi xe có dấu hiệu nghi vấn, lực lượng này cần tuần tra kiểm soát trong khu vực để kịp thời phát hiện những hành vi phạm tội của các đối tượng xấu.
Ngoài việc trang bị thêm hệ thống camera quan sát tại các điểm trông giữ xe, khách đến gửi xe cũng nên khóa cổ, khóa càng để phòng ngừa trộm cắp - điều tra viên khuyến cáo. Cơ quan Cảnh sát điều tra - CAH Từ Liêm thông báo, những ai là bị hại trong các vụ trộm cắp với thủ đoạn nói trên liên hệ Đội Cảnh sát hình sự CAH Từ Liêm để giải quyết. ĐT: 0975515266.
In ra
(TNO) Sáng 10.11, tại tòa nhà số 248 Cống Quỳnh, quận 1 (TP.HCM) đã xảy ra vụ trộm xe máy. Đáng chú ý là kẻ trộm ăn mặc giống y như nhân viên văn phòng, thản nhiên bẻ khóa cổ và trộm chiếc xe chỉ trong tích tắc.
Video clip: Giả nhân viên, trộm xe SH trong tích tắc
Theo camera quan sát bên ngoài tòa nhà, vào khoảng 8 giờ 28 phút, một người đàn ông mặc quần tây, áo sơ mi, đội nón bảo hiểm và đeo khẩu trang lảng vảng phía ngoài tòa nhà này.
Sau khi quan sát không thấy ai, người đàn ông đã dùng thiết bị để bẻ khóa cổ của chiếc Sh 150i dựng bên ngoài hàng rào. Việc bẻ khóa diễn ra trong vòng 3 giây. Lúc đó vẫn có người đi vào tòa nhà nhưng do không để ý nên không ai phát hiện ra.
Sau khi bẻ khóa xong, người đàn ông này lùi xe, ngồi lên yên và định đề máy bỏ trốn. Tuy nhiên, xe không nổ, người này dắt xe xuống đường và đẩy bộ xe hòa vào đám đông bỏ trốn.
Sự việc sau đó đã được báo lên công an phường Phạm Ngũ Lão (Q.1) để điều tra làm rõ vụ việc.
Trong lúc hai vợ chồng bà Hạnh đến trường dạy học, kẻ trộm đột nhập vào nhà đục két sắt trộm 13 cây vàng SJC cùng nữ trang, tài sản trị giá gần nửa tỷ đồng.
Két sắt nhà bà Hạnh bị kẻ trộm đục khoét lấy đi 13 lượng vàng SJC cùng nữ trang giữa ban ngày. Ảnh: Trí Tín.
Sáng 9/11, thượng tá Lê Quang Hùng, Trưởng Công huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cho biết đã ghi lại hình ảnh, lấy dấu vân tay... điều tra vụ mất trộm vàng tại nhà bà Lương Thị Hồng Hạnh (tổ dân phố 4, thị trấn La Hà).
Hiện Công an huyện Tư Nghĩa giữ ba tờ hóa đơn đỏ xác nhận gia đình bà Hạnh mua 13 cây vàng SJC tại một ngân hàng ở TP Quảng Ngãi vài tháng trước.
Kẻ trộm dùng dao, rựa, chày giã....của gia đình bà Hạnh để đục khoét két sắt trộm vàng. Ảnh: Trí Tín.
Trước đó trưa 8/11, sau buổi dạy học ở trường trở về nhà, bà Hạnh phát hiện chiếc két sắt bị kẻ trộm kéo từ trong buồng ngủ ra giữa gian nhà bếp khoét lỗ lấy hết vàng cùng nữ trang, điện thoại di động.
"Nhiều khả năng kẻ trộm đã dùng gối để dịch chuyển két sắt từ trong buồng ra ngoài gian bếp rồi đục két lấy tài sản", ông Hùng nhận định.
Một số vật dụng gia đình như rựa, búa, dao và chày giã bị móp méo... cùng chiếc gối lấm đầy bụi nằm ngổn ngang dưới sàn nhà, cạnh két sắt bị đục thủng lỗ lớn. Ổ khóa cửa sau và cửa gian buồng bị cạy phá mở toang.
"Kẻ trộm đã dùng búa, rựa, dao và chày đục khoét hông trái két sắt lấy 13 lượng vàng SJC, một lách vàng trị giá 3 chỉ và máy điện thoại. Đây là tài sản tích góp, dành dụm của vợ chồng tôi suốt hơn mười năm qua", bà Hạnh cho hay.